Những câu hỏi thường gặp và lưu ý khi dùng sâm Hàn Quốc
Rosie
Th 6 28/06/2024
1: Nên uống hồng sâm vào lúc nào?
NÊN uống hồng sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Trước bữa ăn là tốt nhất.
Vì lúc đó bụng đói, cơ thể sẽ hấp thu trọn vẹn những tinh chất quý giá trong hồng sâm Hàn Quốc. Hoặc có thể uống hồng sâm sau bữa ăn từ 15-30 phút. Lúc này thức ăn đã tiêu hóa vừa đủ, cơ thể có thể hấp thụ thêm hồng sâm.
*KHÔNG NÊN dùng hồng sâm vào buổi tối để tránh gây hưng phấn thần kinh dẫn đến mất ngủ.
Việc nên uống hồng sâm Hàn Quốc đúng lúc sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dược tính hiệu quả nhất.
2: Bà bầu có nên uống hồng sâm Hàn Quốc?
Hồng sâm củ khô rất tốt, tuy nhiên phụ nữ mang thai KHÔNG NÊN sử dụng. Bởi vì theo Đông y, trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ sẽ bị mất kinh nguyệt, máu của kinh lạc, và các bộ phận trong cơ thể sẽ tập trung vào nuôi dưỡng thai nhi. Khi đó, toàn bộ cơ thể người mẹ sẽ rơi vào tình trạng dương thịnh, âm suy.
Mặt khác, hồng sâm là thảo dược có tính ấm nóng, vị ngọt, bổ khí huyết, giúp cường dương. Vì vậy, nếu phụ nữ uống hồng sâm trong thời kì này sẽ làm cho dương khí càng mạnh, âm càng suy, càng làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, dễ bực tức.
Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ nên dùng hồng sâm ở giai đoạn chuẩn bị mang thai để có một cơ thể thật sự khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc sinh con. Nhưng phụ nữ mang thai NÊN TRÁNH sử dụng hồng sâm là tốt nhất.
3: Uống hồng sâm có tốt không?
Hồng sâm là một dòng sản phẩm của nhân sâm được đánh giá cao nhất về chất lượng. Hồng Sâm là nhân sâm tươi 6 năm tuổi đã qua 4 lần hấp sấy, chỉ số saponin gấp đôi sâm tươi. Theo nghiên cứu cho thấy, hồng sâm hàn quốc đang giữ chỉ số Saponin cao nhất trên thế giới. (Saponin có nhiều lợi ích sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chứng minh các tác dụng có lợi trên mức cholesterol trong máu, ung thư, sức khỏe của xương và kích thích hệ miễn dịch).
Một số tác dụng của hồng sâm đối với sức khỏe:
Giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể: Từ đó, cơ thể có khả năng chống chọi với bệnh tật, ít ốm vặt.
Làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da: Vì thế, hồng sâm Hàn Quốc là sản phẩm được chị em trên thế giới ưa chuộng.
Ngăn ngừa ung thư hiệu quả: Đối với người bị bệnh, Hồng sâm có thể giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức khỏe sau xạ trị hoặc phẫu thuật.
Phòng ngừa tiểu đường hiệu quả: Cân bằng đường huyết trong máu.
Điều hòa huyết áp: Làm giảm các triệu chứng chóng mặt, đau ngực, mệt mỏi,…
Tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi: Hồng sâm Hàn Quốc giúp cải thiện hệ miễn dịch, phục hồi thể lực cho cơ thể bị suy nhược.. Đặc biệt hiệu quả dành cho những người thường xuyên mệt mỏi, mới ốm dậy.
Thải độc cho gan, thận: Lợi tiểu. Thanh lọc cơ thể. Tăng cường quá trình trao đổi chất.
Bồi bổ thần kinh: Giúp giảm stress, ngủ sâu giấc…
Giúp tăng cường trí nhớ, minh mẫn: Vì thế được người già rất ưa chuộng.
Giảm cholesterol – nguyên nhân gây nên các bệnh về tim xơ vữa động mạch, tai biến và đột quỵ. Không những vậy, Hồng sâm Hàn Quốc còn thúc đẩy hoạt động của các enzym hoạt động mạnh mẽ.
Hạn chế tác hại của rượu bia: Ngăn ngừa các tác hại từ thuốc lá, rượu bia gây lên thận, phổi, hô hấp.
4: Uống hồng sâm có béo không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần cao hồng sâm Hàn Quốc hoàn toàn không có chất béo nên sẽ không gây béo cho người sử dụng. Nếu bạn cảm thấy tăng cân thì đó là do hồng sâm giúp bạn ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc hơn, kích thích quá trình trao đổi chất, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Vì vậy sử dụng hồng sâm bồi bổ cho cơ thể không gây béo phì. Hồng sâm sẽ gây ức chế gia tăng cholesterol trong máu, đồng thời giảm xơ vữa động mạch và bệnh về tim mạch.
Khuyên dùng: Trong quá trình uống hồng sâm, cơ thể được bồi bổ sức khỏe, bạn nên kết hợp thêm những bài tập vận động tùy vào khả năng của cơ thể.
5: Người cao huyết áp có nên dùng hồng sâm?
Người bị cao huyết áp KHÔNG ĐƯỢC dùng sâm tươi bởi dược tính mạnh mẽ của nó. Những người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp khi dùng kết hợp nhân sâm sẽ vô hiệu hóa tác dụng của thuốc hạ huyết áp.
Tuy nhiên hồng sâm lại có tác dụng ổn định huyết áp, hạ đường huyết giảm cholesterol, phân giải mỡ, lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe các mạch máu khắp cơ thể giúp mạch máu thông thoáng máu dễ dàng lưu thông hơn hạn chế nguy cơ đột quỵ tai biến, đồng thời giúp lợi tiểu giảm nước ứ đọng trong máu giúp máu dễ lưu thông hơn.
Thành phần saponin có thể giúp hạ huyết áp bằng cách thúc đẩy việc hình thành nitric oxide từ các tế bào mạch máu, giúp điều chỉnh huyết áp.
Trong quá trình sử dụng hồng sâm nên cảm nhận cơ thể hoặc đo huyết áp thường xuyên để căn chỉnh liều lượng.
Nên kết hợp thể dục thể thao vì sẽ tốt cho việc hấp thụ hồng sâm.
Nên ăn nhạt và uống thêm sữa đậu nành, mặc dù thực tế các sản phẩm tinh chất hồng sâm hiện giờ đa số đều có linh chi, táo đỏ, đậu nành
6: Người khỏe mạnh không nên dùng hồng sâm?
Hồng sâm thích hợp sử dụng cho người mới ốm dậy, gầy yếu, suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, kém ăn, hay mệt mỏi … Trước đây có thông tin, người khỏe mạnh không nên dùng hồng sâm là chưa chính xác.
Người khỏe mạnh dùng hồng sâm có thể giúp tăng cường thể lực, phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là căn bệnh ung thư ngày càng phổ biến như hiện nay.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng hồng sâm, cần dùng đúng liều lượng đặc biệt là đối tượng trẻ em, người đang bị cao huyết áp.
7: Uống hồng sâm có gây mất ngủ không?
Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như stress, bệnh lý hoặc do tuổi tác. Việc tìm ra nguyên nhân để khắc phục và điều trị là hết sức quan trọng.
Còn đối với hồng sâm, chưa thấy báo cáo liên quan đến sự mất ngủ của hồng sâm. Hồng sâm có thể giúp cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng, stress, cải thiện giấc ngủ.
Tuy nhiên cần dùng đúng liều lượng, và nếu bạn thường xuyên mất ngủ thì nên dùng hồng sâm trước khi đi ngủ khoảng 3 – 4 tiếng.
8: Hồng sâm có hỗ trợ điều trị ung thư không?
Hồng sâm có chứa lượng saponin cao nên ngoài tác dụng bổ dưỡng, phòng ngừa ung thư còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị ung thư.
Dùng hồng sâm cho bệnh nhân đang điều trị hóa trị/ xạ trị giúp tăng cường tác dụng của thuốc trị ung thư, đồng thời giảm bớt tác dụng phụ của quá trình xạ trị, còn làm tăng thể lực giúp bệnh nhân ăn ngon hơn, giảm mệt mỏi.
9: Có phải sâm củ khô dùng càng nhiều càng tốt không?
Nhiều người nghĩ rằng sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên đã sử dụng một cách tùy tiện. Tuy nhiên đây là sai lầm và nó có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm.
Dùng sâm cũng phải đúng liều lương mới phát huy tác dụng của nó, đối với sâm củ khô mỗi ngày mỗi người chỉ nên sử dụng 2 – 4 gram.
10: Người đang bị sốt có nên dùng sâm không?
Trước hết cần xác định rõ nguyên nhân gây sốt, không nên vì cảm thấy cơ thể mệt mỏi mà vội vã tẩm bổ. Với người bị sốt nóng do cảm cúm, bị viêm nhiễm nếu dùng nhân sâm bồi bổ thì không khác gì lửa cháy đổ thêm dầu, bệnh tình sẽ càng nặng thêm.
11: Bị bệnh tim thì có sử dụng được sâm củ khô không?
Sâm củ khô tốt cho người bị tim mạch nên người bị bệnh tim được khuyên dùng. Khi sử dụng sâm củ khô một cách thường xuyên sẽ rất tốt trong việc ổn định tim mạch, giúp cho sự hoạt động tim mạch được diễn ra tốt hơn.
Đây cũng chính là một liệu pháp vô cùng tuyệt vời để giúp ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra đối với tim mạch như: hỗ trợ điều trị sự co thắt tim, giảm sự tắc nghẽn động mạch cũng như gây tổn thương và làm ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trái tim.
Từ việc điều chỉnh sự hoạt động của tim mạch tốt hơn, sâm còn giúp kích thích tốt khả năng tuần hoàn của máu và làm ổn định hoạt động bơm máu, cũng như chuyển hóa dinh dưỡng đi khắp cơ thể, đặc biệt là giúp phòng tránh các nguyên nhân gây bệnh tật, hạn chế đột quỵ.
12: Tiểu đường có dùng hồng sâm được không?
Các nghiên cứu khoa học đều cho rằng hồng sâm có tác dụng làm tăng chuyển hóa đường trong máu giúp hạ đường huyết vì vậy rất tốt cho người tiểu đường.
Mặc dù vậy, sử dụng hồng sâm, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức lưu ý. Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường thì không nên dùng cùng một lúc với hồng sâm để tránh gây ra tình trạng tụt đường huyết, mức độ nặng có thể gây ra ngất tại chỗ.
13: Bị cảm có dùng được sâm không?
Sâm bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn.
14: Bị dạ dày có nên dùng sâm không?
Những người bị viêm dạ dày cấp và xung huyết không nên sử dụng sâm.
Khi bị viêm loét dạ dày, dịch ra quá nhiều, đông y gọi là khí trệ, vị hỏa gây đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị phải lý khí hòa vị, lương huyết, chỉ huyết. Sâm bổ khí càng làm khí thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm xuất huyết và hết đau.
15: Những đối tượng nào không nên dùng sâm?
Những người viêm đại tràng mãn tính thể hư hàn, đau bụng, sôi bụng, quặn bụng, đi ngoài, phân sống nát thì không nên dùng sâm.