Tác dụng của nấm linh chi đối với bệnh vẩy nến thế nào
Rosie
Th 5 15/08/2024
Bệnh vẩy nến (Psoriasis) được biết đến từ thời thượng cổ và là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vẩy nến khác nhau tùy từng vùng, từng châu lục, song nó dao động trong khoảng 1-3% dân số.
Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, song cho đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập. Đó là các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến còn nhiều điểm chưa sáng tỏ, nhưng đến nay hầu hết các tác giả đã thống nhất rằng, bệnh có liên quan đến các rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, có một số yếu tố, tác nhân tham gia vào quá trình khởi phát bệnh cũng như làm bệnh tiến triển nặng lên. Các yếu tố có thể kể đến là: căng thẳng thần kinh (stress), nhiễm khuẩn khu trú, chấn thương, va chạm, thời tiết, khí hậu, thuốc…
Biểu hiện của bệnh
Thương tổn da: Hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (Vì vậy có tên gọi là “Vẩy nến”). Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn.
Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.
Thương tổn móng: Có khoảng 30% – 40% bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.
Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp.
Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn …
Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.
Phương pháp điều trị vảy nến bằng nấm linh chi
Nấm linh chi là một sản phẩm chủ lực được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng cách sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ nấm linh chi đã được nghiên cứu và chứng mình là có tác dụng cải thiện được các triệu chứng của bệnh vẩy nến.
Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của nấm linh chi. Nhà thực vật học Tom Volk thuộc Đại học Wisconsin giải thích rằng nấm linh chi có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thế đối với bệnh vảy nến, nhưng có rất ít nghiên cứu để chứng minh điều này. Các nhân viên y tế vùng Viễn Đông thường sử dụng nó trong một loạt các phương pháp điều trị bệnh, bao gồm điều trị các vấn đề về da.
Một số thành phần chiết xuất từ nấm linh chi có tác dụng giảm đau và ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào vẩy nến qua cơ chế tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Liều lượng: Sử dụng nấm linh chi 2-3 lần mỗi ngày, liều lượng 150-300 mg. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị. Nấm linh chi tuy không có tác dụng phụ nhưng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc điều trị khác, đặc biệt là những người bị huyết áp cao.
Lưu ý: Nấm linh chi được xem là một loại dược phẩm có tác dụng hỗ trợ trong điều trị rất nhiều bệnh trong đó có bệnh vảy nến nhưng không có nghĩa là nó có thể điều trị được các trường hợp nghiêm trọng của bệnh vảy nến.