Ung thư có nên uống nấm linh chi không? Sự thật bất ngờ
Rosie
Th 5 29/06/2023
Nấm linh chi là một loại dược liệu rất tốt cho con người, được đánh giá cao trong y học. Vậy người bị ung thư có nên uống nấm linh chi không? Có nhiều nghiên cứu cho thấy nấm linh chi có thể ngăn ngừa ung thư, làm tăng cường hệ miễn dịch. Hôm nay hãy cùng thảo luận sâu hơn về vấn đề này nhé!
Người bị ung thư có nên uống nấm linh chi không?
Nấm linh chi có rất nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe và cơ thể con người. Vậy còn đối với người bệnh ung thư thì thế nào? Người bị ung thư có dùng được nấm linh chi để hỗ trợ điều trị bệnh hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua phần sau đây nhé!
Linh chi có tác dụng với bệnh nhân ung thư không?
Linh chi được nhiều nhà khoa học nghiên cưu về khả năng ngăn ngừa và điều trị ung thư. Dựa vào các dữ liệu lâm sàn cho thấy nấm linh chi có tác dụng tích cực trong việc điều trị ung thư 7, làm tăng hiệu quả trong quá trình điều trị tia xạ trị 9, giảm nôn do hóa trị 8. Đồng thời, uống nấm linh chi hiệu quả còn có khả năng kích ứng trong quá trình điều trị tế bào ung thư buồng trứng và tăng cường sức khỏe để thích ứng thuốc hóa trị cisplatin 10. Nấm Linh Chi cũng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa độc thận gây ra do thuốc cisplatin 11.
Trong nhiều nghiên cứu lâm sàn, nấm linh chi có khả năng chống lại oxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Đặc biệt, việc sử dụng nấm linh chi hiệu quả có thể làm thuyên giảm được bệnh ung thư gan thời kỳ cuối. Tuy nhiên, chất chiết của nấm lại được chứng minh là có thành phần độc hại với bạch cầu. Vậy nên cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học hơn để xác minh chính xác hiệu quả của nấm linh chi trong việc điều trị ung thư.
Thành phần trong nấm linh chi có thể ức chế ung thư
Dựa và những nghiên cứu đã được thực thi trước đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được những thành phần trong nấm có tác dụng với ung thư như:
Polysaccharide: là chất kích thích miễn dịch mạnh, là chất phòng chống mạnh mẽ khối u lành tính và ác tính. Polysaccharide giúp các tế bào miễn dịch chủ động hơn, mạnh hơn. Từ đó làm gia tăng hiệu quả tấn công và tiêu diệt chất có hại xâm nhập cơ thể.
Germanium: là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ đẩy lùi các căn bệnh ác tính. Nó là một yếu tố tạo nên giá trị dược liệu của nấm linh chi.
Acid ganodermic: là một hoạt chất có hoạt tính dược lý mạnh, có tác dụng củng cố và cải thiện hệ thống tiêu hóa. Acid ganodermic giúp thông thoáng động mạch, hỗ trợ chức năng gan, chống dị ứng và chống viêm hiệu quả.
Cơ chế tác động của nấm linh chi với cơ thể người bệnh ung thư
Ung thư tuyến giáp có dùng được nấm linh chi không? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp nếu bạn biết được cơ chế hoạt động của nấm linh chi trong cơ thể những người bệnh ung thư. Cụ thể cơ chế tác động của nấm linh chi như sau:
Tác dụng của linh chi với bệnh ung thư đó là tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Các kháng thể được sản sinh sẽ xác định và tiêu diệt tế bào bất thường, làm sống lại và tăng cường sự phát triển của đại thực bào.
Làm giảm các cơn đau do hóa trị, xạ trị: Các khoáng tố vi lượng trong linh chi có tác dụng điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, tăng cường sức khỏe. Đặc biệt nó còn làm chậm thời gian di căn của tế bào ung thư. Vì vậy, những cơn đau đớn do hóa, xạ trị cho người bệnh sẽ được giảm thiểu.
Hỗ trợ ngăn chặn tắc nghẽn trong động mạch: Sử dụng nấm linh chi làm hạn chế được tình trạng xơ vữa và đông máu nội mạch. Điều đó giúp bệnh nhân ung thư giảm tỉ lệ tử vong do tắc nghẽn trong động mạch.
Tăng khả năng phục hồi cho người bị bệnh: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư uống nấm linh chi có khả năng phục hồi nhanh hơn. Khi kết hợp với việc điều trị, nấm linh chi giúp người bệnh có kết quả cao hơn và hạn chế các tác dụng phụ.
Nấm linh chi có hiệu quả với những loại bệnh ung thư nào?
Nấm linh chi thật sự có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên không phải đối với loại bệnh ung thư nào cũng có tác dụng. Các loại bệnh ung thư có thể dùng nấm linh chi để hỗ trợ điều trị như:
Nấm linh chi với ung thư tuyến tiền liệt: Người bị ung thư có nên uống nấm linh chi, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt? Các phân tử Ganoderma lucidum trong nấm linh chi có tác dụng ngăn chặn sự phát triển khối u ở bộ phận này. Vì vậy, nấm linh chi có khả năng và tác dụng tích cực cho bệnh nhân bị bệnh ung thư này.
Nấm linh chi với bệnh ung thư phổi: Ung thư phổi có uống được nấm linh chi không? Năm 1986, một thí nghiệm trên bệnh nhân ung thư phổi là cho uống nước sắc nấm linh chi hàng ngày. Kết quả, trên Xquang khối u chỉ còn dấu vết nhỏ là mô sẹo và không sưng đau.
Nấm linh chi với ung thư trực tràng: Một nghiên cứu đã sử dụng polysaccharide G.lucidum tinh khiết chiết xuất từ nấm linh chi làm thí nghiệm. Kết quả cho thấy các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị giảm hơn bình thường.
Nấm linh chi với ung thư tế bào gan: Vài nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nấm linh chi làm thuyên giảm ung thư tế bào gan. Hơn nữa, nó còn cải thiện khả năng chống oxy hoá, đồng thời tăng miễn dịch cho người bệnh ung thư.
Ngoài ra, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng thì bổ sung nấm linh chi cũng có tác dụng với ung thư vú, ung thư ruột kết.
Nên và không nên bổ sung nấm linh chi cho tế bào ung thư nào?
Đối với 1 số tế bào ung thư cụ thể, nấm linh chi thật sự có tác dụng ngăn ngừa và đẩy lùi. Tuy nhiên, có một số trường hợp tế bào ung thư không nên dùng nấm linh chi vì sẽ làm mất tác dụng điều trị. Cùng tìm hiểu về những loại tế bào đấy nhé!
Tế bào ung thư nên cần bổ sung nấm linh chi
Nấm linh chi là một trong các chất bổ sung cần thiết cho những bệnh nhân có những ung thư sau:
Ung thư biểu mô tế bào Merkel điều trị bằng Hydroxyurea: Trong điều kiện bệnh như này, nấm linh chi nên được xem xét cùng với điều trị Hydroxyurea. Nấm linh chi ngăn cản tác nhân gây bệnh và cải thiện hiệu quả điều trị Hydroxyurea.
Nguy cơ ung thư di truyền liên quan đến đột biến MAX: Khi hội đồng di truyền xác định đột biến ở MAX đối với ung thư nội tiết thần kinh cần cân nhắc bổ sung nấm linh chi. Nấm linh chi Reishi tác động đến các quy trình như tín hiệu tế bào gốc và tín hiệu MAPK và tạo ra tác dụng hỗ trợ ở những người bị MAX và các tình trạng liên quan.
Tế bào ung thư nên tránh dùng nấm linh chi
Nguy cơ ung thư di truyền liên quan đến đột biến LZTR1: Khi bảng di truyền xác định đột biến của LZTR1 đối với hệ thần kinh trung ương và ung thư huyết học nên tránh dùng nấm linh chi. Nấm Reishi tác động đến các quá trình như tạo mạch và biểu sinh ung thư; tạo ra các tác động bất lợi với LZTR1 và các điều kiện liên quan.
Tế bào ung thư Astrocytoma Pilocytic: Trong điều kiện bệnh này, nên tránh dùng nấm linh chi cùng với điều trị bằng bức xạ cho bệnh ung thư. Nấm linh chi tác động đến các quy trình, thúc đẩy các tác nhân gây bệnh và làm mất tác dụng điều trị.