“Cao” được biết đến là một dạng bào chế dược liệu, thuốc bổ hết sức phổ biến ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á từ ngàn xưa để phục vụ người dùng một cách thuận tiện hơn.
Nếu như trước đây người ta mới chỉ nhắc đến cao nhân sâm, cao linh chi là những loại cao quý và giá trị nhất, thì ở thời điểm hiện tại còn có thêm sự xuất hiện của cao Đông trùng hạ thảo – Vì sản lượng đã được đáp ứng phần nào nhờ vào kỹ thuật nuôi trồng nhân tạo, nên không còn khan hiếm như xưa.
Giống với mục đích của người xưa, cao Đông trùng hạ thảo là sản phẩm hướng đến sự tiện dụng cho người dùng. Theo đó, để sản xuất ra cao Đông trùng hạ thảo, nhà sản xuất cần có nguyên liệu chính là loại dược liệu quý giá này. Cùng với đó, là một số dược liệu bổ trợ khác và hệ thống máy móc hiện đại để nấu, điều chế thành cao.
Hiện nay, phổ biến nhất gồm 3 loại cao như sau:
Cao lỏng: Loại cao này được bào chế ở thể lỏng như siro, thường thì cứ 1.2kg dược liệu sẽ nấu được thành 1000ml cao lỏng.
Cao mềm: Đây là loại cao trùng thảo phổ biến nhất hiện nay. Chúng được nấu cô đặc hơn cao lỏng, ở dạng đặc sánh, sền sệt như mật đặc.
Cao khô: Cao khô hay nói cách khác chính là dược liệu sau khi phơi khô được tán thành bột mịn. Tỷ lệ nước trong dược phẩm này không được vượt quá 5%.